MEKONG XUÂN PHÚC
Kế hoạch và kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa đắt khách
19/07/2021

Kế hoạch và kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa đắt khách

Chắc hẳn không cần nói nhiều về lý do vì sao các bạn trẻ ngày nay lại yêu thích kinh doanh trà sữa đến thế. Ngay cả khi đang đọc bài viết này, thì chắc hẳn bạn cũng đang mấp mé giấc mơ và ý tưởng mở một quán trà sữa rồi nhỉ.

Nếu các bạn đang có kế hoạch mở một thương hiệu  riêng, thì dưới đây sẽ là cách mở quán trà sữa bạn nên tham khảo.

1. Lập kế hoạch mở quán trà sữa đạt doanh thu cao

1.1 Nghiên cứu thị trường – cách mở quán trà sữa hiệu quả

Nghiên cứu thị trường ở đây là toàn bộ các công việc tìm hiểu thị trường kinh doanh trà sữa, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, đối tượng khách hàng tiềm năng…

Những câu hỏi mà bạn cần trả lời khi lập kế hoạch kinh doanh trà sữa đó là:

  • Xu hướng trà sữa hiện tại đang được yêu thích là gì?
  • Đối thủ trực tiếp của cửa hàng bạn là ai, điểm mạnh, điểm yếu của họ?
  • Đối thủ gián tiếp của cửa hàng bạn là ai, điểm mạnh, điểm yếu của họ?
  • Khách hàng mà bạn hướng đến là ai? (Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…). Họ có mối quan tâm, sở thích, nhu cầu, hành vi mua hàng là gì?

Mục đích cuối cùng của công việc này là giúp bạn có những chiến lược kinh doanh trà sữa, mở quán trà sữa thành công trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

1.2 Xác định vốn mở quán trà sữa

Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Chi phí mở quán trà sữa là bao nhiêu? Đó là những câu hỏi đang được khá nhiều bạn quan tâm. Thú thật, bạn có thể bắt đầu kinh doanh quán trà sữa kể cả khi chỉ có dưới 10 triệu đồng bằng cách kinh doanh trà sữa handmade.

1.2.1 Kinh doanh trà sữa với chi phí 10 triệu đồng

Tin được không, chỉ với 10 triệu đồng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa vỉa hè ngay từ lúc này.

Đây là một ý tưởng kinh doanh trà sữa ít vốn phù hợp với các bạn sinh viên. 10 triệu tiền vốn bạn có thể phân bổ: 6 triệu để mua 1 chiếc xe đẩy inox, 2 triệu tiền mua nguyên vật liệu và 2 triệu dùng để mua những đồ khác như thùng đá, ly cốc, ống hút, ghế nhựa…

Khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn nên trang trí biển hiệu thật bắt mắt, ví dụ viết menu bằng bút neon nhiều màu, có loa đài phát nhạc liên tục để thu hút khách hàng.

Mặc dù hình thức kinh doanh trà sữa này không tốn nhiều vốn, lại không mất chi phí thuê mặt bằng nhưng sẽ rất vất vả. Ngoài việc phải đứng ngoài trời liên tục, chưa kể nắng mưa, bạn còn phải đối mặt với việc bị công an đuổi, dân phòng “hỏi thăm”… Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi mở quán trà sữa vỉa hè bạn nhé! 

1.2.2 Cách mở quán trà sữa với 100 triệu đồng tiền vốn

“Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn?” – Với 100 triệu đồng bạn đã có thể mở một quán trà sữa nho nhỏ, thuê mặt bằng và đa dạng hóa menu đồ uống. Tuy nhiên, với số vốn này thì chỉ có thể thuê được một địa điểm kinh doanh ở vị trí không thật sự “đắc địa”, không gian quán nhỏ vì vậy mà cũng rất khó để trang trí quán trà sữa đẹp được, trừ khi bạn có chút khéo tay có thể tự thiết kế, trang trí quán.

Vì số vốn ít nên bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng, “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” mới có thể sử dụng hiệu quả, vừa vặn với số tiền đầu tư. Bên cạnh đó, kinh doanh nhỏ nên bạn cũng không thể thu được khoản lợi nhuận lớn và cần phải có chiến lược rõ ràng để giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh. 

Hoặc nếu với 100 triệu đồng mà bạn lại không muốn mở quán trà sữa thì bạn có thể tham khảo những ý tưởng sinh lời cao với số vốn 100 triệu nhé!

1.2.3 Cách mở quán trà sữa với số vốn trên 200 triệu đồng

Số tiền này đủ để bạn sở hữu một quán trà sữa kha khá ở vị trí đẹp. Có thể thiết kế, trang trí quán bắt mắt, từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn. Khi mở quán bạn nên chọn địa điểm gần trường học, khu văn phòng, các con phố đông đúc… bạn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và tăng doanh thu từ nguồn khách vãng lai.

Tuy nhiên, số vốn càng nhiều thì rủi ro càng lớn. Nếu bạn có ý định mở quán trà sữa lớn thì cần phải có kỹ năng quản lý, nếu không có thể dễ dàng dẫn đến thất bại. Với số vốn 200 triệu đồng trở lên, bạn cũng có thể cân nhắc việc mở cửa hàng trà sữa nhượng quyền thương hiệu.

Khi kinh doanh trà sữa theo hình thức này, bạn sẽ được chuyển giao công nghệ, cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, đồ dùng…, bạn cũng không phải lo việc marketing. Tất cả những gì bạn cần có là vốn và một mặt bằng để kinh doanh trà sữa. Khi đó, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

1.3 Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh và hoàn thiện menu cho quán trà sữa

Kinh nghiệm mở quán trà sữa là tất cả những gì thuộc về giá trị tích lũy của người đi trước. Cách mở quán trà sữa được thành công đó là hãy gặp gỡ họ xin học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh trà sữa, hoặc dùng óc quan sát xem tại những quán trà sữa đông khách họ đang bán gì?

Cách phục vụ như thế nào và họ có những chiến lược kinh doanh như thế nào để thu hút khách… Từ đó bạn có thể sưu tầm và học hỏi chính những kinh nghiệm đó cho quán của bạn sau này. 

Tốt nhất ta nên thực hiện bước này song song với quá trình chuẩn bị để tích lũy kiến thức và vận dụng được ngay trong những ngày đầu khai trương quán.

Song với việc học hỏi kinh nghiệm kinh doanh quán trà sữa, thì việc hoàn thiện menu cho quán là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể đang có ý định mở quán trà sữa Thái Lan, hay trà sữa chân trâu, hoặc kết hợp bán thêm trà sữa Đài Loan, Zipper…

Điều này một phần sẽ còn phụ thuộc vào việc phân tích thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu. Nhưng trước hết hãy đọc bài viết Điểm tên các loại trà sữa đang bán hút khách để xem bạn có thể lựa chọn được gì từ những xu hướng này không nhé. 

1.4 Tìm địa điểm mở quán kinh doanh trà sữa

Nếu có số vốn trên 100 triệu, hãy tính đến chuyện thuê địa điểm mở quán. Nhìn vào đối tượng khách hàng tiềm năng chắc bạn cũng biết những vị trí hái ra tiền sẽ là ở cạnh trường học, các khu vui chơi giải trí. Việc địa điểm đẹp đồng nghĩa với giá thành cũng rất cao.

Nếu bạn còn băn khoăn về mức giá thì giải pháp ít tốn kém hơn là lựa chọn địa điểm mới ít cạnh tranh khu vực, hoặc lùi vào trong ngõ 1 chút và kết hợp cùng kênh online cũng rất hiệu quả. Trong bước 7 mình sẽ nói rõ hơn về việc kinh doanh trà sữa online như thế nào. 

1.5 Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa

Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa hay cafe không chỉ để uống nước mà còn để check-in. Vì vậy trang trí quán trà sữa trang trí đẹp, lung linh khi lên hình chắc chắn sẽ thu hút nhiều người. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình.

Giá khoảng 200.000/m2 cho việc thuê thiết kế, tương đối cao nhưng đổi lại bạn sẽ có một không gian đẹp. Trong bài viết sau mình sẽ đưa ra một số mô hình quán trà sữa đẹp cũng như một số phong cách trang trí quán trà sữa đẹp cho các bạn tham khảo thêm. 

1.6 Trang bị máy móc, nguyên liệu và phần mềm quản lý quán trà sữa

Nhắc đến chuyện mở quán trà sữa cần những gì, thì vấn đề trang bị máy móc, nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý.  Đầu tư đầy đủ máy móc làm trà sữa là tốt nhất, nhưng chi phí khá cao. Nếu còn khó khăn về tài chính, bạn nên cân nhắc, phụ thuộc với quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.

Xem tham khảo: Bộ dụng cụ pha chế cơ bản cho quán trà sữa

Việc kinh doanh trà sữa thì tìm cho mình một chiếc tủ xe bán trà sữa là điều không thể thiếu, một chiếc xe đẹp sẽ khiến bạn nổi bật và thu hút khách hàng đứng lại mua, một chiếc xe gọn gàng sẽ khiến bạn di chuyển linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, muốn kinh doanh quán trà sữa lâu dài bạn phải tìm được cách giúp tối ưu nguồn lực, hạn chế các rủi ro thất thoát, cũng như một công cụ hỗ trợ việc bán hàng dễ dàng nhanh chóng hơn. Và lúc này đây, việc đầu tư sở hữu một phần mềm quản lý quán trà sữa là một việc thiết yếu.

1.7 Hoàn thiện thủ tục pháp lý kinh doanh cho quán trà sữa

Mở quán trà sữa cần những gì? Có thể nhiều bạn vẫn chưa rõ vấn đề: Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không? Theo quy định pháp luật thì chỉ có một số ngành nghề kinh doanh thu nhập thấp như bán hàng rong (kiểu như bạn đẩy xe bán trà sữa đi bán vậy), vỉa hè, hay một số ngành nghề do địa phương quy định. Còn trường hợp đã có địa điểm cố định thì tất nhiên phải làm thủ tục pháp lý và có giấy phép. 

Nếu bạn muốn làm ăn lâu dài thì không bao giờ được bỏ qua thủ tục pháp lý. Hãy hoàn thiện tất cả giấy tờ liên quan đến kinh doanh trước khi mở quán để tránh những rủi ro sau này.

1.8 Thuê và quản lý nhân sự cho quán

Mở quán trà sữa cần những gì? Đương nhiên là cần nhân viên rồi. Việc tuyển chọn nhân viên cũng khá quan trọng, bạn có thể là người pha chế chính hoặc tuyển nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ. Giá của mỗi nhân viên vào khoảng 12k-20k/1h. Tùy thuộc vào lượng công việc để thuê số lượng người cho phù hợp tránh lãng phí bạn nhé!

2. Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa thành công

2.1. Học cách pha chế trà sữa

Mở quán trà sữa cần những gì? Câu trả lời đó là học cách pha chế trà sữa. Rất nhiều người có tư tưởng sai lầm:  kinh doanh là việc đầu tư mở quán trà sữa, thuê người về làm và chẳng cần làm gì thêm nữa.

Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi, không ai đi theo phục vụ bạn cả đời. Vào một ngày đẹp trời, nếu nhân viên chủ chốt pha trà sữa tại cửa hàng của bạn bất ngờ nộp đơn xin nghỉ việc, bạn sẽ xử lí ra sao.

Trong khi đó, khách hàng cực kì yêu thích công thức trà sữa của anh chàng này. Và kết quả là, khách hàng cũng sẽ không bao giờ quay lại cửa hàng của bạn thêm một lần nào nữa.

Cách tốt nhất để duy trì kinh doanh trà sữa một cách lâu dài, bền vững, tự bản thân bạn nên học cách pha chế trà sữa. Có ba cách để học là: 

  • Tham gia một khóa học pha chế
  • Học việc tại một cửa hàng trà sữa có tiếng
  • Mua nhượng quyền kinh doanh trà sữa

Chỉ khi bạn trở thành chuyên gia pha chế trà sữa, bạn mới có thể tự tin bước vào con đường kinh doanh trà sữa này, tự tin tạo nên một công thức riêng và truyền đạt lại cho các nhân viên của mình.

2.2. Menu trà sữa đa dạng các loại vị

Khi lên menu để mở quán trà sữa, bạn nên có nhiều loại hương vị và loại topping cho trà sữa để khách hàng thoải mái lựa chọn. 

Ngoài ra, theo kinh nghiệm kinh doanh trà sữa của nhiều người đi trước, để thu hút được khách hàng thì ngoài trà sữa bạn nên kết hợp bán thêm một số đồ ăn vặt được yêu thích như khoai tây, khoai lang chiên, sữa chiên, nem rán, nem nướng, xúc xích, hạt hướng dương… để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng.

2.3. PR quán trà sữa với nhiều hình thức

Kinh doanh trà sữa hay bất cứ mặt hàng nào cũng cần phải quảng cáo, tuy nhiên với kinh doanh trà sữa thì ngoài các biện pháp tiếp thị offline như phát tờ rơi, treo băng rôn quảng cáo… thì tiếp thị trực tuyến cũng là một yếu tố quan trọng không nên bỏ qua nếu muốn bán hàng đắt khách. Những việc cần làm để quảng bá quán trà sữa có thể kể đến là:

Xây dựng fanpage, tạo các minigame để thu hút lượt tương tác và sự quan tâm đến quán trà sữa của bạn.

Liên kết với các trang review quán và đồ ăn uống như Foody, GrabFood, Now… để nhiều bạn trẻ biết đến.

Thiết kế website bán hàng cho quán trà sữa để đăng sản phẩm và chạy quảng cáo.

Tiếp thị website trên các trang về ẩm thực bằng cách viết bài hoặc đặt banner quảng cáo.

2.4. Thiết kế view đẹp và đảm bảo an toàn thực phẩm

Điều quan trọng nhất để kinh doanh trà sữa đắt khách là bạn phải mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh, hương vị ngon, khác biệt và hợp khẩu vị với đối tượng mục tiêu của bạn. Đồng thời có view đẹp để khách hàng có thể thoải mái check-in, sống ảo thì chắc chắn việc kinh doanh trà sữa của bạn sẽ nhanh chóng hồi vốn và sinh lãi nhiều lần. 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Tư vấn bán hàng
1900585879